Ngoại giao Việt_Nam_Cộng_hòa

Các quốc gia ngoại giao với VNCH[51]
Khu vựcQuốc giaGhi chú
Á châuẢ Rập Saud
Ấn Độcấp lãnh sự
Bahrain
Đại Hàn Dân quốc
Indonesiacấp lãnh sự
Iran
Israel
Jordan
Cộng hòa Khmer
Kuwait
Lào
Li Băng
Malaysia
Miến Điệncấp lãnh sự
Nepal
Nhật Bản
Phi Luật Tân
Qatar
Tân Gia Ba
Thái Lan
Thổ Nhĩ Kỳ
Trung Hoa Dân quốc
Âu châuÁi Nhĩ Lan
Vương quốc Anh và Bắc Ái Nhĩ Lan
Áo
Băng Đảo
Bỉ
Bồ Đào Nha
Síp
Đan Mạch
Cộng hòa Liên bang Đức
Hòa Lan
Hy Lạp
Luxembourg
Monaco
Na Uy
Pháp
San Marino
Tây Ban Nha
Thụy Điển
Thụy Sĩ
Ý Đại Lợi
Mỹ châuÁ Căn Đình
Bolivia
Ba Tây
Chí Lợi
Colombia
Costa Rica
Cộng hòa Dominica
Ecuador
El Salvador
Gia Nã Đại
Grenada
Guatemala
Guyana
Haiti
Hoa Kỳ
Honduras
Jamaica
Mễ Tây Cơ
Nicaragua
Panama
Paraguay
Peru
Trinidad và Tobago
Uruguay
Venezuela
Phi châuBotswana
Chad
Cote d'Ivoire
Ethiopia
Gambia
Ghana
Kenya
Lesotho
Liberia
Malawi
Ma Rốc
Nam Phi
Niger
Nigeria
Rwanda
Sierra Leone
Swaziland
Thượng Volta
Togo
Cộng hòa Trung Phi
Tunisia
Zaire
Úc châuFiji
Tân Tây Lan
Tây Samoa
Tonga
Úc

Tính đến năm 1975 thì Việt Nam Cộng hòa đã thiết lập ngoại giao với 91 quốc gia[51] trên thế giới, Tòa Thánh Vatican và 3 quốc gia ở cấp lãnh sự. Lập trường ngoại giao của Việt Nam Cộng hòa là không chấp nhận bang giao với chính phủ nào đã công nhận chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hoặc Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.[52] Riêng năm 1974, tức sau khi ký kết Hiệp định Paris thì 12 quốc gia cuối cùng thiết lập bang giao với Việt Nam Cộng hòa là: Ả Rập Saud (Tháng Hai), Chile (Tháng Ba), UruguayCosta Rica (Tháng Năm), Nicaragua (Tháng Sáu), Guatemala (Tháng Tám), Honduras, GrenadaParaguay (Tháng Chín), HaitiEcuador (Tháng 10).[53]

Năm 1957, Việt Nam Cộng hòa đứng đơn gia nhập Liên hiệp quốc do Hoa Kỳ đề cử. Đại hội đồng (General Assembly) bỏ phiếu 40 thuận, 8 chống. Việc này chuyển lên Hội đồng Bảo an quyết định. Liên Xô muốn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cùng gia nhập, nhưng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ chối việc này với lý do đất nước Việt Nam không chấp nhận bị chia cắt 2 miền, nên chỉ có thể có 1 chính phủ đại diện ở Liên Hiệp quốc. Vì vậy, đơn của Việt Nam Cộng hòa bị Liên Xô phủ quyết.[2][3] Cho đến khi chấm dứt tồn tại (năm 1975), Việt Nam Cộng hòa vẫn không được gia nhập Liên Hiệp quốc.

Các nước lân bang

Ngày 2/2/1956 Ngô Đình Diệm đã đóng cửa biên giới không cho hàng hóa nhập vào Campuchia vì nước này không công nhận chính phủ Ngô Đình Diệm. Với Lào, quốc gia láng giềng, Việt Nam Cộng hòa đã quyết định đoạn giao khi Chính phủ của Hoàng thân Souvanna Phouma công nhận và thiết lập liên lạc ngoại giao với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào năm 1962. Ngày 27 Tháng 8, 1963[54] thì Campuchia cắt đứt bang giao với Việt Nam Cộng hòa vì tình hình biên giới, nhất là đòi hỏi của Campuchia muốn thu hồi toàn đất Nam Kỳ vốn họ cho là đất cũ của người Miên.[55] Năm 1964 Việt Nam Cộng hòa đoạn giao với Indonesia, khi nước này tuyên bố công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 9 Tháng 5 năm 1966, Campuchia chính thức công nhận Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam[56] công khai công kích Sài Gòn. Như vậy, thất bại lớn nhất trong chính sách đối ngoại giao của chính phủ Ngô Đình Diệm ở Đông Nam Á là không lôi kéo được Lào và Campuchia ủng hộ mình.[57] Tuy nhiên sang thời Đệ nhị Cộng hòa thì tái lập bang giao với Lào. Với Campuchia thì phải đợi sau khi Tổng công kích Tết Mậu Thân thất bại năm 1968 và chính phủ của vua Sihanouk bị Lon Nol lật đổ, lập nên nước Cộng hòa Khmer thì ngày 5 Tháng 5, 1970, Cộng hòa Khmer trục xuất phái đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, công nhận và tái lập bang giao với Việt Nam Cộng hòa.[58]

Các nước tham chiến

Trong khi đó chiến cuộc leo thang. Bắt đầu từ năm 1964, một số đồng minh của Việt Nam Cộng hòa ngoài viện trợ tài lực hoặc nhân lực còn trực tiếp tham chiến như Hoa Kỳ (1964), Nam Triều Tiên (03.1965), Úc (06/1965), New Zealand (07/.1965), Thái Lan (02/1966) và Philippines (10.1966). Nhóm này mang tên Quân lực Thế giới Tự do (tiếng Anh: The Free World Military Assistance Forces). Lực lượng quân sự của các đồng minh dần dần rút đi vào năm 1973 với Hòa đàm Paris đang diễn tiến và rồi kết thúc.[59]

Tổ chức quốc tế

Việt Nam Cộng hòa là thành viên trong một số tổ chức quốc tế như Ủy ban Kinh tế của Liên hiệp quốc về Á châu và Viễn Đông ECAFE (1954),[60] Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực FAO (1950); Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế IAEA (1957); Tổ chức Hàng không Dân sự Quốc tế ICAO (1954); Hiệp hội Phát triển Quốc tế IDA; Tổ chức Lao động Quốc tế ILO (1950); Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF (1956)[61]; Liên hiệp Viễn thông Quốc tế ITU (1951); Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc UNESCO (1951); Quỹ Thiếu nhi Liên hiệp quốc UNICEF, Liên hiệp Bưu chính Quốc tế UPU (1951); Tổ chức Y tế Quốc tế WHO (1950); Tổ chức Khí tượng Thế giới WMO (1955),[62] Ngân hàng Thế giới (1956),[63]Ngân hàng Phát triển châu Á (1966). Đối với Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO), Việt Nam Cộng hòa là quan sát viên.[64]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Việt_Nam_Cộng_hòa http://74.125.153.132/search?q=cache:a_Vftqk5on4J:... http://www.bbc.com/vietnamese/specials/170_viet_st... http://books.google.com/books?id=Ty7NAG1Jl-8C&pg=P... http://huongduongtxd.com/offshoreoilexploration.pd... http://www.mobility-consultant.com/fileadmin/pdf/a... http://quangduc.com/lichsu/13nienbieupgvn3.html http://www.rsssf.com/tablesz/zviet-intres.html http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,9... http://www.spiegel.de/spiegel/print/d-45949919.htm... http://www.mtholyoke.edu/acad/intrel/pentagon/pent...